1. Lễ hội Nghinh Ông
Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội nước lớn nhất của ngư dân và được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau ở mỗi vùng miền như lễ tế cá “Ông”, lễ rước cốt ông, lễ cúng “Ông”, lễ cầu ngư, lễ nghinh “Ông”, lễ nghinh ông Thuỷ tướng,... Tuy nhiên, tất cả đều mang một quan niệm rằng cá “Ông” là sinh vật linh thiêng ở biển, là vị thần bảo trợ của những người đánh cá và làm nghề trên biển.
Ý nghĩa của lễ hội Nghinh Ông là cầu cho sóng yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, ngư dân mỗi lần ra khơi đánh bắt xa bờ thì đều có thể thu được mẻ cá to và nhanh chóng, thuận lợi trở về đất liền, gặp nhiều may mắn và có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc - Lễ hội cầu ngư lớn nhất Đảo Ngọc (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội diễn ra một cách nhộn nhịp nhưng vô cùng trang trọng. Đây sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời nếu bạn du lịch Phú Quốc vào đúng dịp lễ Nghinh Ông và cùng người dân thực hiện các nghi thức của buổi lễ tại đây.
Thời gian tổ chức: từ 15 – 16 tháng 8 âm lịch hằng năm.
2. Lễ hội Nguyễn Trung Trực
Lễ hội Nguyễn Trung Trực là một trong những lễ hội lớn tại Phú Quốc, được tổ chức từ năm 1996 cho đến nay. Vào ngày lễ này người dân thường hay đến đình của cụ Nguyễn để thắp hương và dâng quà cúng cầu mong một năm bình an, phát tài và mọi việc suôn sẻ.
Lễ hội Nguyễn Trung Trực tổ chức 2 phần: lễ và hội. Phần lễ diễn các hoạt động hình thức lễ như thờ cúng dâng hương cụ Nguyễn để bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với ông, phần hội chính là tham gia các hoạt động vui chơi xoay quanh đề tài Nguyễn Trung Trực. Vào ngày lễ này, nơi đây sẽ diễn ra các hoạt động vui chơi giải trí như thể thao, trò chơi dân gian,… đậm chất văn hóa vùng đảo ngọc.
Lễ dâng hương tại tượng đài anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (Ảnh: Sưu tầm)
Nếu có dịp du lịch Phú Quốc vào khoảng từ 27/08 - 03/10 âm lịch, bạn đừng quên một lần đến tham gia vào không khí tưng bừng của Lễ hội Nguyễn Trung Trực nơi đây. Cùng ghé thăm 2 ngôi đền, ôn lại lịch sử hào hùng và tưởng nhớ những chiến công lừng lẫy, bất khuất của vị anh hùng Nguyễn Trung Trực đã góp phần xây dựng một Việt Nam bình yên và xinh đẹp như ngày hôm nay.
Thời gian tổ chức: từ 27/08 – 03/10 âm lịch hằng năm.
3. Lễ hội Dinh Bà Ông Lang
Người dân đảo ngọc chủ yếu sinh sống bằng nghề vươn khơi bám biển, đây cũng chính là lý do mà ngày hội Dinh Bà Ông Lang ra đời để cầu nguyện về những điều an lành.
Khung cảnh lễ hội Dinh Bà Ông Lang (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội Dinh Bà Ông Lang là hoạt động tín ngưỡng để bà con vùng biển Phú Quốc bày tỏ sự tri ân đối với bà Lê Kim Định – vợ của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Bên cạnh đó, các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội cũng góp phần thể hiện nguyện ước của người dân về sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu và những chuyến vươn khơi thuận lợi.
Thời gian tổ chức: 18 – 19/01 âm lịch hằng năm.
4. Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự
Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự là một nét đẹp truyền thống linh thiêng của người Phú Quốc. Đây là ngày họ tưởng nhớ đến những người đã khuất và cầu cho người đang sống được an lạc, yên vui.
Các nghi thức diễn ra để cầu siêu cho người đã khuất (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội được tổ chức tại chùa Sùng Hưng - một trong những ngôi chùa lâu năm tại Phú Quốc. Tham quan ngôi chùa này du khách sẽ được tìm hiểu tượng thờ Quan Âm Nam Hải, miếu thờ bà Chúa Xứ, tượng thờ Nguyễn Trung Trực… Hằng năm vào ngày 30/7 âm lịch tại chùa Sùng Hưng tổ chức Đại lễ Trai Đàm với những nghi thức như Động Đàn, Công Phu, Thỉnh Tiêu Diện Thượng Giàn,…
Thời gian tổ chức: 30/7 âm lịch hằng năm.
5. Lễ hội Dinh Cậu
Lễ hội Dinh Cậu là một trong những lễ hội truyền thống nổi bật ở Phú Quốc. Lễ hội được tổ chức một cách chu đáo và vô cùng trang nghiêm, long trọng. Cũng giống như các lễ hội khác, lễ hội Dinh Cậu được chia làm hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ này nhằm cầu nguyện bình an cho bà con ngư dân trên đảo và mong muốn một vụ mùa đánh bắt thuận lợi, phần hội trở nên sôi nổi, rộn ràng hơn bao giờ hết, không những người dân trên đảo mà ngay cả các bạn du khách cũng có thể tham gia với nhiều cuộc thi, trò chơi dân gian hấp dẫn
Lễ hội Dinh Cậu có từ rất lâu đời, trở thành nét đẹp văn hóa của người dân (Ảnh: Sưu tầm)
Đây là dịp để người dân, du khách bày tỏ lòng thành kính, tri ân đối với vị thần đã bao bọc, che chở cho làng chài trước sóng gió, mưa bão mỗi lần ra khơi. Ngoài ra, lễ hội này còn có ý nghĩa cầu nguyện về những điều tốt lành, mưa thuận gió hòa, giúp cho mỗi lần ra khơi được thuận lợi, thu hoạch nhiều hải sản tươi ngon.
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ lễ hội, người dân cùng nhau sửa soạn sính lễ, tham gia các hoạt động văn hóa cũng góp phần gắn kết tình làng nghĩa xóm, sự đoàn kết, quảng bá hình ảnh Phú Quốc đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước.
Thời gian tổ chức: ngày 15/10 âm lịch hằng năm.
Các lễ hội ở Phú Quốc có nhiều điều mới lạ, hấp dẫn, nếu có du lịch đến đảo ngọc, du khách hãy thử đến tham dự các lễ hội ở Phú Quốc đậm nét truyền thống, văn hóa, rất đáng để trải nghiệm kể trên.
>> ĐẠI NAM TRAVEL GỢI Ý TOUR DU LỊCH PHÚ QUỐC 3 NGÀY 2 ĐÊM: XEM TẠI ĐÂY
Đại Nam Travel - Niềm tin trao trọn, thỏa chí tiêu dao
Hotline: 0915.150.336 - 028.3535.4236